Thai nhi hô hấp thế nào ở trong bụng mẹ?

Thở thay thế

Sự sống của thai nhi được duy trì trong tử cung tất cả đều nhờ vào hơi thở từ phổi và hoạt động tuần hoàn của cơ thể người mẹ. ​

Thở thay thế được dùng để chỉ quá trình sau: khi oxy từ không khí bên ngoài đi qua hệ tuần hoàn của mẹ, nó sẽ tiếp tục đi qua nhau thai và dây rốn để đến được với thai nhi. Ngược lại, khí carbon dioxide cũng sẽ qua nhau và dây rốn để về đến hệ tuần hoàn của mẹ và thoát ra ngoài.


Thở thực hành

Tuy bé không thở chính thức như khi trẻ chào đời nhưng trong bụng mẹ bé đã bắt đầu tập thở ngay từ tuần thứ 9 của thai kỳ. Tuy nhiên, để cảm nhận thấy điều này không hề dề dàng. Mãi đến những tháng cuối, mẹ mới bắt đầu cảm nhận tiếng thở này nhờ vào tiếng ọc ạch của nước ối.

Vào khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ, trong nước ối sẽ sản sinh ra một chất có tên gọi là surfactant bao phủ lên phổi và khiến các túi khí mở ra.​

Vào khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ, khi mẹ có những thay đổi đáng kể, trong nước ối sẽ sản sinh ra một chất có tên gọi là surfactant. Chất này có tính năng làm sạch phổi bằng cách bao phủ lên phổi và khiến các túi khí mở ra. Nếu chất surfactant không sản sinh đủ, khi lọt lòng, đứa bé có khả năng sẽ bị xẹp phổi. Do đó, nước ối có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của thai nhi.


Thở chính thức

Khi cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc các đứa trẻ bắt đầu nhịp thở đầu tiên trong cuộc đời mình. Chính xác hơn là khi dây rốn được cắt, các bé bắt đầu phải sử dụng đến phổi của mình để duy trì hơi thở. Nếu bé không tự khóc, các bác sĩ hoặc y tá sẽ hỗ trợ để giúp em khóc. Lúc này, bé phải tự mình vận hành hoạt động hít vào, thở ra để khiến phần nước ối trong phổi còn lại rút cạn dần hoặc chính hệ hô hấp sẽ rút cạn.

Khi dây rốn được cắt, các bé bắt đầu phải sử dụng đến phổi của mình để duy trì hơi thở.​

Liền sau đó, hai lá phổi sẽ tự phồng lên để oxy có thể vào máu và tách carbon dioxide khỏi máu. Lượng carbon dioxide này sẽ được tiếp tục đào thải ra ngoài thông qua đường thở.


Thông thường, nhịp thở của trẻ sơ sinh rất nhanh và mạnh do có sự thay đổi môi trường đột ngột. Bên cạnh đó, hơi thở của trẻ sơ sinh còn phát ra tiếng khò khè do những vòng sụn trong đường thở chưa phát triển hoàn chỉnh khiến không khí lưu thông vào ra tạo thành những thanh âm tắt xát.

Comments

Popular posts from this blog

Đồ dùng cho bé cần thiết mà mẹ cần phải chuẩn bị

5 lời khuyên sai lệch phụ nữ mang thai thường nghe

Những ai không được đặt vòng tránh thai?