Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai và tránh thai

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em tính toán ngày rụng trứng để nắm rõ ngày dễ đậu thai cũng như ngừa thai nếu chưa muốn có bầu. Sau đây là cách tính chu kỳ kinh nguyệt chị em cần biết:

Bước 1: Các chị em cần theo dõi chu kỳ kinh của mình, đánh dấu ngày bắt đầu ra máu kinh.

Bước 2: Đến kỳ kinh của tháng tiếp theo, tiếp tục đánh dấu ngày bắt đầu ra máu kinh.

Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, các chị em đã có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Xem thêm: patau

Ví dụ:

-Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 1/8

-Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 1/9

Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày.

Căn cứ vào ngày rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt được chia ra làm 3 thời điểm khác nhau tương ứng với độ an toàn để thụ thai cũng như tránh thai là thời điểm an toàn tương đối, thời điểm nguy hiểm và thời điểm an toàn tuyệt đối.


Các thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt.

- Thời điểm nguy hiểm: Tính từ ngày rụng trứng cộng với 5 ngày sau. Trong thời điểm nguy hiểm nếu có quan hệ tình dục mà không áp dụng biện pháp tránh thai nào, sẽ có khả năng mang thai tới 99% .

Ví dụ: Nếu vòng kinh trung bình là 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày 14. Thời điểm nguy hiểm sẽ là 14+5=19 và 14-5=9. Thời điểm nguy hiểm dễ mang thai sẽ rơi vào ngày thứ 9 - 19 của chu kì kinh nguyệt.


- Thời điểm an toàn tương đối: Được tính từ ngày bắt đầu có kinh tới mốc thời điểm nguy hiểm. Đây là lúc trứng sắp rụng, trong khi tinh trùng có khả năng sống trong âm đạo khoảng 3-5 ngày, do đó thời điểm này nếu quan hệ chỉ mang tính tương đối (vẫn có khả năng mang thai nhưng không cao lắm).

Ví dụ: Vòng kinh 28 ngày, thì thời điểm an toàn tương đối sẽ từ ngày thứ 1 - 9 của chu kì kinh nguyệt.

Comments

Popular posts from this blog

Đồ dùng cho bé cần thiết mà mẹ cần phải chuẩn bị

5 lời khuyên sai lệch phụ nữ mang thai thường nghe

Những ai không được đặt vòng tránh thai?