Các xét nghiệm cần thiết trong quá trình mang thai của bà bầu

Hầu hết, trong quá trình mang thai các bà bầu đều làm một số xét nghiệm sàng lọc để nắm rõ tình hình sức khỏe của đứa bé trong bụng mình một cách chính xác nhất

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cần làm một số xét nghiệm quan trọng như sàng lọc trước sinh không xâm lấn để kiểm tra sự phát triển của thai nhi qua từng mốc thời gian. Tất cả những xét nghiệm khám thai đều theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. các xét nghiệm thai như đo độ mờ da gáy, siêu âm 4D, xét nghiệm máu mẹ bầu, xét nghiệm nước ối, xét nghiệm nước tiểu… đều là những xét nghiệm quan trọng trong thời gian phụ nữ mang thai. 

Nếu không thực hiện những xét nghiệm ấy thì các ông bố bà mẹ sẽ không thể biết được tình hình sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ phát triển ra sao. Những phương pháp xét nghiệm này đều có mang lại lợi ích to lớn không những nắm rõ tình hình sức khỏe của mẹ và đứa bé trong bụng mà còn giúp các bác sĩ có cơ hội can thiệp kịp thời những bất thường ở thai giúp các mẹ sinh con được khỏe mạnh hơn.

Các xét nghiệm trong quá trình mang thai.

Xét nghiệm siêu âm thai


Siêu âm thai

Siêu âm thai cho phép khảo sát hình thái học thai nhi, giúp phát hiện được nhiều dị tật: thần kinh, não, tim, chân tay, hàm mặt, cột sống… Với một số bệnh lý di truyền, các dị tật bẩm sinh quá nặng nề không thể khắc phục, đình thai (bỏ thai) có thể là một biện pháp được thực hiện.

Ở tuần thai 4 – 7 tuần việc siêu âm có tác dụng giúp thai phụ biết mình có thai và phát hiện vị trí của thai. Ngoài ra có thể xác định được các trường hợp như mang thai ngoài tử cung hoặc mang thai bất thường.

Ở tuần thai 11 – 13 tuần việc siêu âm giúp do chiều dài đầu, mông của thai nhi, đây là chỉ số cho phép đánh giá tuổi thai và độ dày của độ mờ da gáy để chẩn đoán sớm một số nguy cơ mắc các hội chứng down

Ở tuần thai 15 – 25 tuần siêu âm thai có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan trong cơ thể đứa trẻ, vị trí thai không đúng, nước ối nhiều, thai bị dây rốn quấn cổ, bệnh bội nhiễm, đặc biệt là các bất thường về hệ xương và hệ tim để từ đó bác sĩ chuyên khoa có can thiệp kịp thời. Ngoài ra giới tính của thai nhi cũng được nhận biết trong tuần thai này.

Lưu ý:
Trước khi siêu âm, bạn nên uống nước (2–3 ly nước trước khoảng một tiếng) và nhịn tiểu. Lúc đó, bàng quang của bạn sẽ căng ra và giúp cho việc siêu âm sẽ dễ dàng hơn.
Mẹ bầu cũng nên lưu ý rằng, không phải lúc nào siêu âm cũng phát hiện ra các dị tật thai nhi. cần kết hợp với các phương pháp xét nghiệm khác để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Comments

Popular posts from this blog

Đồ dùng cho bé cần thiết mà mẹ cần phải chuẩn bị

5 lời khuyên sai lệch phụ nữ mang thai thường nghe

Những ai không được đặt vòng tránh thai?