Phương pháp xét nghiệm chọc dò nước ối

Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh đều mục đích giúp nguyện vọng của các ông bố bà mẹ có những đứa con khi chào đời được khỏe mạnh trở thành hiện thực.

Sàng lọc trước sinh

Việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh không còn là vấn đề xa lạ đối với các bậc làm cha mẹ. Từ những kết quả mà phương pháp xét nghiệm sàng lọc mang lại, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về thai nhi có mắc một số bệnh như bệnh Down, hay một số hội chứng, dị tật bẩm sinh…để can thiệp kịp thời nhằm hạn chế những rủi do thất nhất đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.



Phương pháp chọc dò nước ối

Việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh ngày trước đều dùng phương pháp chọc dò nước ối. Phương pháp xét nghiệm này khi phụ nữ mang thai từ tuần thứ 15 – 19, quá trình này diễn ra khoảng 30 phút bác sĩ chuyên khoa sẽ siêu âm để xác định vị trí chọc ối để an toàn cho thai nhi. Dưới sự hỗ trợ của việc siêu âm, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng một mũi kim tiêm mỏng, dài đưa xuyên qua màng bụng và tử cung của người mẹ để lấy ra một lượng nhỏ nước ối. mẹ bầu có thể cảm thấy đau rút hoặc nhói. Vậy thì chọc ối có nguy hiểm không cùng tìm hiểu.

Lưu ý: áp lực trong quá trình chọc ối với mức độ khó chịu khác nhau tùy từng thai phụ và giai đoạn thai kỳ.

Việc xét nghiệm xâm lấn (phương pháp chọc dò nước ối) tuy cho ra kết quả chính xác 99% về rối loạn nhiễm sắc thể, hội chứng Down và những rối loạn bất thường khác ở thai nhi… Nhưng bên cạnh viêc xét nghiệm đó có nguy cơ sẩy thai mặc dù nguy cơ rất thấp (khoảng 1%). Tuy nhiên phương pháp sàng lọc này vẫn được áp dụng bởi vì các bậc cha mẹ luôn muốn biết càng nhiều càng tốt về tình trạng của con mình và sẵn sàng chấp nhận các rủi ro.

Comments

Popular posts from this blog

Đồ dùng cho bé cần thiết mà mẹ cần phải chuẩn bị

5 lời khuyên sai lệch phụ nữ mang thai thường nghe

Những ai không được đặt vòng tránh thai?