Bà bầu ăn mía sao cho khoa học và an toàn

Tuyệt đối không ăn mía đã đổi màu hoặc có hiện tượng bị hỏng

Cây mía đã bị đổi màu khác thường, hoặc có một đoạn bắt đầu bị hỏng, thối rữa dù do bất cứ nguyên nhân nào thì độc tính của nó đều rất cao. Lúc này cây mía có thể chứa độc tố thần kinh 3-Nitropropionic acid, nếu trúng độc có thể gây ra tổn thương cho hệ thống thần kinh.


Thông thường, sau khi ăn mía khoảng 2 - 8 giờ, nếu mẹ bầu có các hiện tượng như nôn, đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, tứ chi tê cứng thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.


Luôn ăn mía còn mới

Do mía có thể để trong thời gian khá lâu nên nhiều người lạm dụng tích trữ mà không nghĩ đến tác dụng tiêu cực của nó đối với sức khỏe. Mía để lâu dù còn ăn được vẫn dễ bị biến chất, dễ thấy nhất là cây mía bắt đầu xuất hiện các đốm có màu trắng.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu chỉ nên ăn mía khi còn tươi, nếu có điều kiện thì trồng tại nhà để thưởng thức, nếu mua mía cây hoặc nước mía bên ngoài thì chỉ nên chọn nơi bán đáng tin cậy.


Tránh xa mía nếu mẹ bầu mắc các bệnh sau

Theo Đông y, mía có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với một số bệnh như đường huyết thấp, táo bón, trào ngược dạ dày, ho do nóng phổi, hen suyễn v.v… Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đang mắc các bệnh như viêm loét dạ dày mãn tính, tiêu hóa không tốt hoặc tiểu đường thì nên tránh dùng mía.

Comments

Popular posts from this blog

Đồ dùng cho bé cần thiết mà mẹ cần phải chuẩn bị

5 lời khuyên sai lệch phụ nữ mang thai thường nghe

Những ai không được đặt vòng tránh thai?